Mỹ Nghệ – Làng nghề – Nghệ Nhân – Tinh hoa – Thủ Công Mỹ Nghệ.
Làng Đại Bái ( Nơi sản xuất của Mỹ Nghệ chúng tôi ) từ lâu nổi tiếng với nghề đúc đồng thủ công. Sau hàng thế kỷ thăng trầm với nghề, Đại Bái ngày nay được biết đến như một làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ, đem lại thay đổi tích cực về kinh tế xã hội cho người dân làng nghề.
Những tư liệu di tích ở làng Đại Bái có ghi lại: đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền sáng tạo ra nghề gò đồng với nhiều mẫu mã mới đẹp và truyền dạy nghề cho dân mà dần trở thành nghề chính của làng. Sau khi ông mất, dân làng đã tôn vinh ông làm tổ nghề. Cách đây khoảng 200 năm, những thợ giỏi của làng nghề đã lên kinh thành Thăng Long lập phường nghề thủ công. Phố Hàng Đồng ở khu phố cổ Hà Nội ngày nay chuyên buôn bán đồ đồng gia dụng, mỹ nghệ, nhiều chủ cửa hàng ở đây có nguồn gốc dân làng Đại Bái. Theo chỉ dẫn của anh Hoàng Văn Tuấn, chủ một cửa hiệu trên phố Hàng Đồng, chúng tôi tìm về quê nghề gốc làng Đại Bái, tỉnh Bắc Ninh.
Theo chỉ dẫn của anh Hoàng Văn Tuấn, chủ một cửa hiệu trên phố Hàng Đồng, chúng tôi tìm về quê nghề gốc làng Đại Bái, tỉnh Bắc Ninh. Khác với liên tưởng về một làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, khung cảnh ở làng nghề như một phố thị. Con đường nhựa rộng phẳng lì dẫn vào làng nghề với những nhà cao tầng đẹp đẽ. Bên cạnh những cửa hàng trưng bày đồ đồng mỹ nghệ là những xưởng nghề luôn vang tiếng máy, tiếng búa đục chạm.
Làng Đại Nghiệp, Xã Tân Dân, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Làng nghề mộc Đại Nghiệp, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên có truyền thống lâu đời. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là các loại đồ gỗ cao cấp như sập, tủ quần áo, tủ thờ, khay, hộp, bàn, ghế, giường… với những hoa văn, đường nét chạm trổ tinh xảo. Tất cả các sản phẩm đều được chăm chút rất cẩn thận, tỉ mỉ. Với các mặt hàng đa dạng về chủng loại và mẫu mã, những sản phẩm gỗ gia dụng của người dân Đại Nghiệp đã và đang chiếm lĩnh thị trường tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Bên cạnh đó, những sảm phẩm tinh xảo, chất lượng còn được xuất khẩu sang nước ngoài.
Làng nghề cho hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương. Năm 2018 giá trị thu nhập từ sản xuất làng nghề đạt trên 72 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng thu nhập trong làng. Thu nhập bình quân lao động tham gia sản xuất làm nghề từ 6 – 9 triệu đồng/tháng, góp phần cùng cả xã xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018… Hiện tại, Hội Làng nghề mộc truyền thống thôn Đại Nghiệp đã vận động được 40 hội viên tham gia.
Tân Chủ tịch Hội làng nghề Đại Nghiệp Hoàng Văn Luận cho biết, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế đối với việc phát triển làng nghề. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện tốt công tác khôi phục, bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch. Phối hợp với các tổ chức để liên doanh, liên kết hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề; xây dựng nhãn mác, thương hiệu làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm mới mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức các hội nghị liên doanh với các DN ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm không qua trung gian.
Đào tạo, truyền nghề, phát triển nghề phù hợp với năng lực, khả năng của Nhân dân, đảm bảo thu nhập và mang tính bền vững. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các cá nhân trong làng tham gia vào Hội làng nghề. Phấn đấu đến hết năm 2020 có trên 90% các hộ sản xuất trong làng tham gia vào Hội.
TRANH SƠN MÀI MỸ NGHỆ – TRANH LÀNG NGHỀ TINH HOA VĂN HÓA DÂN TỘC :
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, Tp. Thủ Dầu Một) là nơi được coi là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật không chỉ của tỉnh Bình Dương mà của cả vùng Nam Bộ. Với những giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà tính cách Á Đông, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp hiện đã xuất đi nhiều nước trên thế giới.
Khoảng giữa thế kỷ 18, những người thợ sơn mài từ vùng đất miền Trung trong quá trình di dân đã mang theo nghề sơn vào xứ Đồng Nai, Gia Định, trong đó có Tương Bình Hiệp. Ban đầu, làng nghề mới chỉ có vài hộ chuyên làm sơn son, thếp vàng và pha chế sơn then. Về sau, làng nghề Tương Bình Hiệp dần phát triển, thợ sơn mài ở đây mới trở nên nổi tiếng khắp vùng Nam Kỳ lục tỉnh.
Cùng thời gian, nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được truyền qua nhiều thế hệ khi những nghệ nhân tâm huyết mở ra các lớp đào tạo nghề. Sự xuất hiện của xưởng sơn mài Thanh Lễ vào thập niên 50 của thế kỷ trước đã đánh dấu một bước phát triển mới cho làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Từ đây, làng nghề xuất hiện rất nhiều các nghệ nhân tài hoa, xuất sắc như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trương Văn Cang, Trần Văn Nam và một số thầy giáo Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một như: Châu Văn Trí, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Tuyền, những người góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Đã có nhiều cơ sở sơn mài mọc lên, sản phẩm sơn mài cũng ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng của khách hàng và Tương Bình Hiệp đã trở thành một thương hiệu sơn mài nổi tiếng.